Trang chủ / IELTS / Chi tiết cách làm bài IELTS Writing Task 1 dạng Maps

Chi tiết cách làm bài IELTS Writing Task 1 dạng Maps

Bài thi IELTS Writing Task 1 dạng Maps là một dạng bài khó vì thời gian làm bài ngắn lại đòi hỏi nhiều kỹ năng. Nhưng nếu thông thạo cách triển khai cũng như rèn luyện nhiều thì đây lại là một dạng bài thú vị và giúp kỹ năng viết tiến bộ nhanh chóng. 

Cùng tìm hiểu cách làm dạng bài Maps chi tiết dưới đây!

Maps là dạng bài miêu tả sự thay đổi của một khu vực địa lý trong một khoảng thời gian nhất định qua bản đồ của khu vực đó. Thí sinh chỉ có 20 phút để viết tối thiểu 150 từ cho phần này.

Đề Maps ở IELTS Writing Task 1 thường chia làm 2 dạng: Dạng chỉ có một Map (dạng 1) và Dạng có nhiều Map (dạng 2). Trong đó dạng 1 ít gặp hơn vì chỉ dùng thì hiện tại đơn và không có sự so sánh nào.

Dạng có nhiều Map và có sự thay đổi về mặt thời gian

Thí sinh sẽ được cung cấp từ 2 bản đồ trở lên để miêu tả về cùng một địa điểm, một khu vực trong thời gian khác nhau. Có thể là quá khứ – quá khứ, quá khứ – hiện tại, hiện tại – tương lai hoặc quá khứ – tương lai. Thí sinh cần đọc kỹ bản đồ để xác định thì cần dùng cho phù hợp.

Dạng có 1 Map và không có sự thay đổi về mặt thời gian

Dạng bài này yêu cầu thí sinh mô tả và so sánh các đối tượng có trong bản đồ.

Như trong bản đồ ví dụ trên đây, bạn cần phải so sánh được 2 khu vực S1 và S2 trên các phương diện: địa lý, thời tiết, dân cư, giao thông,…

4 bước triển khai dạng bài Maps ngắn gọn, hiệu quả

Bước 1:

Dành khoảng 2 phút đọc kĩ đề để hiểu bản đồ nói về cái gì? Thông tin được nêu ra ở thời điểm nào? Từ đó đánh giá nhanh tổng quan và lập ra dàn bài.

Bước 2: Viết phần Mở bài (Introduction)

Như thường lệ, thí sinh nên paraphrase lại đề bài bằng các cách:

Thay đổi cấu trúc câu như câu bị động, câu chủ động, mệnh đề quan hệ, chủ ngữ giả, linking words hoặc một số mẫu câu có cùng ý nghĩa biểu đạt.

Ví dụ:

S + V (chỉ sự thay đổi) + Adv + Number + Time 

= There + tobe + a/an + Adj + Noun + in S + Number + Time 

= Time + V + a/an + Adj + Noun + in S + Number

Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa: 

Ví dụ: 

map = diagram = drawing 

show = illustrate = demonstrate

the changes =  the modernisation = the development = the differences

Bước 3: Viết phần Tổng quan (Overview)

Đây là phần quan trọng nhất trong bài Task 1, thiếu Overview thì dù body viết tốt đến mấy cũng khó qua được band 5.0.

Phần tổng quan nên bao gồm 1-2 câu mô tả sự thay đổi nổi bật nhất giữa 2 đối tượng hay 2 bản đồ. Sự thay đổi này theo chiều hướng nào ( phát triển hay thụt lùi, tiêu cực hay tích cực). Một số từ hoặc cụm từ nhận định để mở đầu cho phần Overview thường dùng là: Looking at the map/ As can be seen from the map/…. ; In general/ Overall; It is clear that; Another notable feature is…

Ví dụ: 

Overall, it is clear that the northern and western parts of the town has undergone significant transformations, with the most noticeable changes being addition of houses and other facilities as well as the replacement of old fort with a children’s playground.

Bước 4: Viết phần Thân bài (Body)

Phần Body dạng Maps thường gồm 2 đoạn ( mỗi đoạn khoảng 3-5 câu). Dạng 1 bản đồ thì mỗi đoạn sẽ miêu tả một khu vực xuất hiện trên bản đồ đó. Dạng 2 bản đồ thì mỗi đoạn sẽ miêu tả cho 1 bản đồ hoặc nhóm mỗi đoạn theo vị trí (bên trong, bên ngoài; bên trên, bên dưới; đằng sau, đằng trước), theo các hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc),… Thí sinh cần phải so sánh và dùng từ ngữ uyển chuyển để mô tả chi tiết sự thay đổi của các đối tượng theo thời gian.

Các lỗi thường gặp trong dạng bài Maps

Dùng sai thì

Đây là hậu quả của việc không đọc kỹ đề đã bắt tay vào viết. Vì vậy, thí sinh nên dành khoảng 2 phút để đọc đề bài, lập dàn ý và xác định thì sẽ dùng cho từng mốc thời gian cụ thể được đề cập trong bản đồ.

Nhầm lẫn thể chủ động và bị động

Khi mô tả sự thay đổi của các đối tượng trên bản đồ, chúng ta thường dùng thể bị động. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy. Với các nội động từ như remain, happen,… thể bị động là không được phép dùng.

Dùng sai giới từ

Thí sinh cần nắm chắc cách dùng và ý nghĩa của các giới từ thường dùng như to, on, in, at,… Đặc biệt trong các cụm động từ thì động từ đi kèm với một giới từ khác nhau sẽ mang đến một ý nghĩa khác biệt. Không còn cách nào khác là chúng ta cần học để ghi nhớ chúng.

1000+
học sinh

21+
Khóa học

15+
Giáo viên

20+
hoạt động nổi bật

Ưu đãi hết hạn sau

  • 00 Ngày
  • Giờ
  • Phút
  • Giây




    Lịch khai giảng Đăng ký thi thử
    1900.89.83 Nhắn tin Messenger